1. Ủy thác đầu tư là gì?

Ủy thác đầu tư trong tiếng anh là Investment trust.

Ủy thác (Trust) được hiểu là bên ủy thác giao phó cho một tổ chức hay một cá nhân khác thay mặt mình làm một việc theo yêu cầu của mình. Đối với các ngân hàng thương mại, dịch vụ ủy thác bao gồm cả thực hiện ủy thác và nhận ủy thác.

Các quy định về ủy thác đầu tư có thể là khái niệm còn khá mới mẻ trong hệ thống pháp luật tại Việt Nam tuy nhiên trên thực tế, hình thức ủy thác đầu tư đã trở nên khá phổ biến. Ủy thác là việc giao cho cá nhân, pháp nhân – bên được ủy thác, nhân danh người ủy thác để làm một việc nhất định mà người ủy thác không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm.

Ủy thác đầu tư là hoạt động của doanh nghiệp, được áp dụng cho hầu hết các ngành nghề. Theo đó, bên ủy thác đầu tư (bên giao vốn đầu tư) – trường hợp này là doanh nghiệp tiến hành ủy thác một số vốn nhất định cho bên nhận ủy thác (bên nhận vốn đầu tư) – có thể là ngân hàng, các công ty quản lý quỹ, các công ty tài chính, các quỹ đầu tư để tiến hành hoạt động đầu tư nhằm mục đích sinh lợi.

Trên thực tế, bên cạnh việc điều hành công ty theo lĩnh vực mình hoạt động, nếu sở hữu khối tài sản lớn, các doanh nghiệp có thể lựa chọn đầu tư thêm các kênh đầu tư khác như: vàng, chứng khoán, bất động sản,… để có thêm các nguồn thu nhập khác, góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Để giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả đầu tư, thông thường, các doanh nghiệp thường nhờ tới các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp để. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay còn chưa quy định chặt chẽ và xuất hiện nhiều kẽ hở trong quản lý hoạt động đầu tư ủy thác. Chỉ duy nhất trên thị trường chứng khoán, khái niệm ủy thác đầu tư mới được quản lý và kiểm soát chặt chẽ.

Bản chất và đặc trưng của ủy thác đầu tư:

– Trên thực tế ủy thác đầu tư không phải là dịch vụ mới trên thế giới và ở Việt Nam các ngân hàng thương mại cũng đã cung cấp dịch vụ này cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp từ lâu.

– Đây là hình thức khách hàng giao vốn cho ngân hàng đem đi đầu tư kinh doanh để được hưởng lợi tức theo các bài toán kinh doanh ngân hàng đặt ra. Đổi lại khách hàng phải chấp nhận chia sẻ rủi ro với ngân hàng.

– Thông thường lợi tức cao đi kèm với rủi ro cao, lợi suất cao nhất có thể đồng nghĩa với việc khách hàng có thể mất toàn bộ vốn gốc và lợi suất thấp nhất thường có độ an toàn cao nhất.

– Cùng với tỉ lệ rủi ro mà mình lựa chọn, khách hàng phải trả phí ủy thác vốn cho ngân hàng.

– Phần lớn các sản phẩm ủy thác đầu tư dành cho cá nhân mà ngân hàng áp dụng đều có lợi tức cố định, không kèm theo rủi ro và cũng không thu phí. Nó chỉ khác sổ tiết kiệm thông thường ở chỗ đến khi hết hạn hợp đồng, khách hàng muốn tiếp tục phải đến làm thủ tục gia hạn chứ không tự động chuyển kì hạn như tiết kiệm.

2. Các hình thức nhận ủy thác đầu tư

+ Nhận ủy thác đầu tư có chia sẻ rủi ro cao;

+ Nhận ủy thác đầu tư không chia sẻ rủi ro;

+ Nhận ủy thác đầu tư với lợi tức cố định.

3. Ưu và nhược điểm của ủy thác đầu tư

* Ưu điểm:

+ Mang lại lợi nhuận an toàn, ổn định và tăng trưởng cho doanh nghiệp bởi quỹ tiền của bên ủy thác được quản lý bởi những nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm.

+ Giảm thiểu rủi ro hệ thống nhờ đa dạng hóa hình thức và danh mục đầu tư.

+ Khả năng sinh lời cao hơn gửi tiền ngân hàng.

+ Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Một số nhà đầu tư có thể hạn chế sự hiện diện trực tiếp của mình để làm giảm áp lực cạnh tranh từ phía các đối thủ (vốn đã là đối thủ từ trước), do đó, việc ủy thác cho một cá nhân, tổ chức trong nước tiến hành đầu tư kinh doanh sẽ giải quyết được mong muốn này.

+ Ủy thác đầu tư đem lại nhiều lợi ích. Ủy thác đầu tư mang đến sự tiện lợi, hiệu quả cho bên ủy thác khi tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Việc thành lập một doanh nghiệp và tổ chức hoạt động kinh doanh trong giai đoạn đầu ở một một quốc gia mới đều có những rủi ro và hạn chế nhất định. Những rủi ro này có thể xuất phát từ sự khác biệt giữa tình hình kinh tế, môi trường đầu tư, thủ tục hành chính và đặc biệt là cần một sự am hiểu, kinh nghiệm hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Những điều này chỉ có thể và nên được ủy thác cho các cá nhân, tổ chức trong nước – nơi họ có những kết nối, ngôn ngữ và những nguồn lực cần thiết, hữu ích cho vấn đề đầu tư. Tuy nhiên, khi quyết định đầu tư, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến các yếu tố quan trọng như: tính rủi ro, lựa chọn bên nhận ủy thác đầu tư uy tín.

+ Không phải hoạt động kinh doanh nào tại nước sở tại cũng mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài (vì chính sách bảo hộ mậu dịch và khuyến khích hoạt động kinh doanh của quốc gia nước sở tại). Do vậy, khi lựa chọn hình thức ủy thác đầu tư, nhà đầu tư có thể vượt qua được những rào cản pháp lý, kỹ thuật mà luật pháp của một quốc gia đặt ra.

Nhược điểm:

+ Nguồn tiền dễ bị thất thoát bởi không có gì là đảm bảo chắc chắn 100% tiền đầu tư của bạn sẽ sinh lời, nhất là khi bên nhận ủy thác có ít kinh nghiệm về tài chính, đầu tư. Rủi ro từ việc bên ủy thác không trực tiếp kiểm soát được nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp và cho bên nhận ủy thác. Tất cả hoạt động kinh doanh, bao gồm cả việc sử dụng nguồn vốn đầu tư, mục đích đầu tư v.v. đều dựa trên lòng tin và những cơ chế pháp lý (bao gồm luật pháp quốc gia và thỏa thuận cổ đông). Bất kỳ việc không tuân thủ bởi bất kỳ bên nào cũng có thể dẫn tới việc bên ủy thác gặp những khó khăn trong việc thu hồi khoản vốn đầu tư.

+ Bạn chỉ có thể giảm thiểu rủi ro khi lựa chọn các công ty ủy thác đầu tư chứng khoán uy tín, có những phân tích, kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm về đầu tư. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu hiệu quả đầu tư trong nhiều năm của công ty nhận ủy thác để có quyết định đầu tư đúng đắn. rủi ro từ việc xác định chủ sở hữu thực sự của doanh nghiệp và những tài sản do doanh nghiệp nắm giữ. Theo đó, khi tới những thời điểm đã được xác định trong thỏa thuận cổ đông, Bên nhận ủy thác phải thực hiện các thủ tục, hợp đồng ủy thác đầu tư để thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu bên nhận ủy thác không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các thủ tục để thay đổi chủ sở hữu của doanh nghiệp? Trong những tình huống như vậy, nếu không giải quyết vấn đề một cách hữu hảo, các bên có thể sẽ phải xử lý thông qua các cơ chế giải quyết tranh chấp mà các bên đã lựa chọn.
Các trách nhiệm về thuế, nghĩa vụ tài chính v.v. của bên nhận ủy thác cũng như của doanh nghiệp do bên nhận ủy thác thành lập. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bên nhận ủy thác và doanh nghiệp do họ thành lập đều chỉ có thể vận hành, hoạt động một cách thuận lợi khi có nguồn tài chính hợp pháp từ bên ủy thác. Bất kỳ vấn đề gì phát sinh từ việc tài chính cho các hoạt động kinh doanh không như các bên dự kiến (mà nguyên nhân có thể từ một trong số các bên) đều có thể dẫn tới bên nhận ủy thác và/hoặc doanh nghiệp do họ thành lập phải chịu những trách nhiệm pháp lý khác nhau.

Kết luận: Ủy thác đầu tư mang đến sự tiện lợi, hiệu quả cho bên ủy thác khi tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam, tuy nhiên cũng có một số rủi ro nhất định như đã trình bày ở trên. Do đó, khi lựa chọn hình thức ủy thác đầu tư cần lựa chọn doanh nghiệp có sự tin cậy cao nhằm bảo đảm nguồn đầu tư sinh lời hiệu quả.