Đề xuất Chính phủ bố trí 230 tỷ đồng hoàn thiện đường tránh Quảng Trị; Đầu tư 1.000 tỷ đồng xây nút giao Quốc lộ 51 với cao tốc Bến Lức – Long Thành…

Nút giao thông khác mức Thành phố Tuy Hòa đang… “chờ dân” đi

Sau gần 4 năm thi công, Dự án Nút giao thông khác mức đường số 2 Khu đô thị Nam TP. Tuy Hòa (Phú Yên) – đường Nguyễn Văn Linh có tổng mức đầu tư hơn 556 tỷ đồng, được đưa vào sử dụng từ cuối tháng 4/2022.

Đây là nút giao liên thông bao gồm một cầu vượt đường sắt có điểm đầu tại đường số 2, thuộc Khu đô thị Nam TP. Tuy Hòa; điểm cuối tại đường Nguyễn Văn Linh và 2 nhánh rẽ khác kết nối với đường Nguyễn Tất Thành.

Tỉnh Phú Yên kỳ vọng công trình này đưa vào sử dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối hạ tầng Khu đô thị Nam TP.Tuy Hòa đến các khu công nghiệp, khu đô thị trên địa bàn TP. Tuy Hòa, khu du lịch ven biển trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, công trình giao thông này sẽ giải quyết ùn tắc giao thông khi lưu lượng phương tiện giao thông từ phía Đông và phía Tây đường sắt với Khu đô thị Nam TP. Tuy Hòa.

Ban Quản lý các dự án Đầu tư Xây dựng tỉnh Phú Yên cho biết, hiện nay công trình nút giao thông này có 3 đầu vào và 3 đầu ra; trong đó từ cầu Đà Rằng qua, từ đường số 2 của Khu đô thị Nam TP. Tuy Hòa và đường Nguyễn Văn Linh lên.

Theo quan sát của phóng viên, dù đã đưa vào sử dụng, nhưng nút giao thông chỉ “lác đác” vài phương tiện qua lại.

Một lãnh đạo Phòng Kế hoạch – Tổng hợp, Ban Quản lý các dự án Đầu tư Xây dựng tỉnh Phú Yên cho rằng, phương tiện lưu thông qua cầu vượt đường sắt Nam TP. Tuy Hòa chưa nhiều, là do đầu vào của 3 tuyến đường này chưa “tương thích”.

Cụ thể, công trình nút giao thông theo tính toán sẽ đón đầu phục vụ dân cư của Khu đô thị Nam TP. Tuy Hòa lưu thông qua tuyến đường số 2. Tuy nhiên, hiện nay khu đô thị này vẫn chưa hình thành nên dân cư còn khá thưa thớt.

Bên cạnh đó, thiết kế phục vụ lưu thông ở đầu phía Bắc nút giao sẽ có 2 cầu Đà Rằng (gồm cầu Đà Rằng cũ và cầu Đà Rằng mới).

Tuy nhiên, Ban Quản lý các dự án Đầu tư Xây dựng tỉnh Phú Yên giải thích, cầu Đà Rằng cũ hiện đang bị hư hỏng, xuống cấp nên phải rào chắn, không cho phương tiện giao thông từ nút giao vào cầu Đà Rằng cũ; các phương tiện lưu thông buộc phải lưu thông qua cầu Đà Rằng mới.

“Do điều kiện ngân sách tỉnh chưa phân bổ được nên cây cầu cũ này chưa được sửa chữa; nếu có tiền sửa cầu Đà Rằng cũ sẽ xe đi vào nhiều hơn. Hiện, cầu Đà Rằng mới mỗi bên chỉ có 1 làn xe chưa tới 6m, nên nếu có xe container di chuyển khiến nhiều người tâm lý e ngại mà chọn tuyến đường khác thay vì đi vào nút giao”, vị lãnh đạo này cho hay.

Ngoài ra, theo vị này, một lý do khác phương tiện giao thông chủ yếu chọn di chuyển trên tuyến đường tránh, ít chọn lưu thông qua nút giao vì tuyến đường dẫn bên phường Phú Lâm (đường Nguyễn Tất Thành – PV) đang bị hư hỏng nhiều.

“Tuyến đường ở phường Phú Lâm lưu thông vào nút giao do Sở Giao thông Vận tải phụ trách bảo trì. Tuy nhiên, chi phí  bảo trì  được Bộ Giao thông – Vận tải cấp theo từng năm, nên kinh phí sửa chữa hạn chế, chỉ làm được từng đoạn theo chi phí được phân bổ. Tuyến đường ở phường Phú Lâm không được tốt thì xe có xu hướng đi vào đường tránh”, vị này nói và cho rằng, nếu cầu Đà Rằng cũ được sửa chữa, tuyến đường ở phường Phú Lâm lưu thông vào nút giao được sửa chữa hoàn thiện thì sẽ thu hút nhiều hơn phương tiện giao thông qua cầu vượt.

Đề xuất Chính phủ bố trí 230 tỷ đồng hoàn thiện đường tránh Quảng Trị

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng vừa cho hay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có Văn bản (số 5463) trình Chính phủ về việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, Dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; điều chỉnh, bổ sung vốn ngân sách trung ương kế hoạch năm 2022 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Trong đó, dự án Đường tránh phía Đông TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị được quy hoạch và đầu tư xây dựng nhằm phân luồng, giảm tải giao thông trên Quốc lộ 1, hạn chế phương tiện lưu thông qua các trung tâm đô thị, tăng năng lực giao thông, đảm bảo an toàn giao thông. Dự án có chiều dài khoảng 22,4 km.

Năm 2019, dự án đã được đầu tư xây dựng hoàn thành 2 đoạn tuyến dài 5,02 km. Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, Bộ Giao thông vận tải dự kiến bố trí 399,96 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách trung ương để thực hiện 13,2 km. Như vậy, đến nay còn lại 4,2 km của dự án chưa được bố trí nguồn vốn để đầu tư.

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, trước đó ngày 25/7, UBND tỉnh Quảng Trị có Văn bản số 144/TTr-UBND đề nghị hỗ trợ 230 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương từ chương trình để đầu tư hoàn thành dự án do trong thời gian vừa qua, lưu lượng giao thông trên tuyến Quốc lộ 1 qua TP. Đông Hà rất lớn, đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và thương tâm do xe tải, xe container gây ra, gây bức xúc trong nhân dân; cử tri địa phương nhiều lần kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội và các cấp quan tâm sớm triển khai thực hiện tuyến đường tránh này.

Đồng thời, cũng tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV trước đó tôi đại diện cho đại biểu Quốc hội cũng đã phản ánh ý kiến của cử tri và gửi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với vấn đề đầu tư dự án nêu trên, ông Hà Sỹ Đồng cho hay.

UBND tỉnh Quảng Trị cam kết hoàn thành dự án trong năm 2023 để đảm bảo khai thác toàn tuyến, trong trường hợp phát sinh tăng tổng mức đầu tư, UBND tỉnh Quảng Trị cam kết sẽ bố trí đủ số vốn còn thiếu từ ngân sách địa phương để hoàn thành dự án.

Thống nhất vị trí xây cầu Mễ Sở vượt sông Hồng trên đường vành đai 4

Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND TP. Hà Nội về vị trí cầu Mễ Sở thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội.

Theo đó, Bộ GTVT thống nhất về nguyên tắc vị trí cầu Mễ Sở theo phương án đề xuất của UBND TP. Hà Nội tại văn bản số 2340/UBND-ĐT ngày 22/7/2022 do phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia, chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường vành đai 4 được Quốc hội thông qua, phù hợp và kết nối đồng bộ với hướng tuyến đường vành đai 4 trên địa phận tỉnh Hưng Yên, không ảnh hưởng đến khu di tích quốc gia và không phải di dời đường điện 500 Kv, 200 Kv trong khu vực.

Bộ GTVT đề nghị UBND TP. Hà Nội nghiên cứu và quyết định vị trí cầu Mễ Sở trong dự án theo thẩm quyền, phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.

“Trong các bước triển khai tiếp theo, UBND TP. Hà Nội cần tiếp tục khảo sát chi tiết, nghiên cứu so sánh cụ thể các phương án thiết kế để chuẩn xác vị trí cầu Mễ Sở bảo đảm kinh tế – kỹ thuật, mỹ thuật, phát huy hiệu quả đầu tư công trình; cập nhật vị trí cầu Mễ Sở được quyết định trong dự án vào quy hoạch TP. Hà Nội đang triển khai lập theo Luật Quy hoạch và các quy hoạch khác có liên quan; thỏa thuận thống nhất với UBND tỉnh Hưng Yên về vị trí cầu Mễ Sở”, công văn của Bộ GTVT nêu rõ.

Tại văn bản số 2340, UBND TP. Hà Nội cho biết là cầu Mễ Sở là công trình giao thông trên tuyến đường vành đai 4 kết nối TP. Hà Nội và Hưng Yên đã được xác định trong định hướng quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, vị trí cầu thể hiện trong các đồ án quy hoạch còn chưa có sự thống nhất.

Cụ thể, theo Định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2011 và Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt năm 2016, cầu Mễ Sở được xác định tại vị trí cách trạm bơm Hồng Vân khoảng 200m về phía hạ lưu.

Theo phương án này, đường vành đai 4 đầu cầu đoạn trên địa phận TP. Hà Nội sẽ cắt qua khu di tích quốc gia Chùa Xâm Động, nằm trong hành lang an toàn tuyến điện cao thế 500Kv và 220 Kv hiện có, phải di dời cột điện khi thi công xây dựng tuyến đường. Đặc biệt, vị trí cầu theo phương án này không khớp nối được với đường đầu cầu phía Hưng Yên đã triển khai cắm mốc giới và quy hoạch các dự án đầu tư hai bên đường.

Trong khi đó, theo Quy hoạch chi tiết đường vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội, đoạn phía Nam đường 18 được Thủ tướng phê duyệt năm 2011, cầu Mễ Sở được xác định tại vị trí cách trạm bơm Hồng Vân khoảng 600m về phía hạ lưu.

Vị trí cầu Mễ Sở này cũng đã được cập nhật, xác định thố