Trình Thủ tướng duyệt Dự án nhà ga T2, sân bay Cát Bi trị giá 2.405 tỷ đồng; Chính thức trình Quốc hội 2 siêu dự án đường vành đai trị giá 161.191 tỷ đồng…

Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.

Triển khai nhóm đầu tư công 113.0000 tỷ đồng: Không thể làm tắt

Cập nhật tiến độ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/6, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, Chương trình phục hồi được thực hiện ngay sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 43 cũng như Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 vào tháng 1/2022.

“Tổng thể chương trình 347.000 tỷ đồng thuộc tất cả các chương trình, hoạt động khác nhau, không bao gồm 46.000 tỷ đồng chương trình vaccine chưa phải dùng đến vì Chương trình vaccine chúng ta có nhiều thành công”, ông Phương cho hay.

Với số tiền còn lại là 301.000 tỷ đồng, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết đã giải ngân được 22.000 tỷ đồng thuộc tất cả các hoạt động khác nhau.

Làm rõ tiến độ thực hiện của từng chương trình, ông Phương cho biết, đối với chương trình cho vay thông qua ngân hàng Chính sách xã hội đối với đối tượng chính sách thuê mua nhà ở xã hội, theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, hiện đã giải ngân hơn 4.500 tỷ đồng trên tổng số tiền được giao kế hoạch năm nay là 19.000 tỷ đồng cho hơn 100.000 khách hàng vay vốn. Như vậy, chương trình cho vay chính sách nhà ở xã hội thực hiện đáng kể, ngân hàng đã tích cực triển khai mạnh mẽ.

Nhóm chương trình thứ hai là hỗ trợ công nhân thuê nhà theo Quyết định 08 của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện giải ngân đến ngày 20/5 đã đạt 1,7 tỷ đồng.

Về nhóm chương trình thứ ba liên quan đến miễn giảm thuế thu nhập đặc biệt, có tác động đến chính sách tài khóa, đã hỗ trợ khoảng 11.800 tỷ đồng trên 60.000 tỷ đồng. Chính sách miễn giảm thuế này được thực hiện ngay từ tháng 2/2022.

Chương trình thứ tư là hỗ trợ chi phí cơ hội thông qua gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Trong quy trình này theo Nghị quyết 43 thì khoản tương đương chi phí cơ hội là khoảng 135.000 tỷ đồng với việc giãn hoãn như thế này, tác động đến ngân sách nhà nước tương đương 6.000 tỷ đồng.

Tổng hợp lại thì kết quả giải ngân cho đến nay là 22.000 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để thực hiện các chương trình phục hồi và phát triển, các văn bản quy phạm pháp luật cơ ban đã được ban hành, ví dụ Nghị định hướng dẫn hỗ trợ 2% lãi suất cho đến nay đã sẵn sàng triển khai gấp rút.

Một số văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn còn hiện nay còn đang trong quá trình hoàn thiện và chờ cấp có thẩm quyền ban hành, bao gồm 3 văn bản liên quan cấp nghị định và thông tư hướng dẫn. Các cơ quan đang đẩy nhanh tiến độ hướng dẫn về chỉ định thầu trong chương trình phục hồi, nhằm tác động thêm để rút ngắn các quá trình trong đấu thầu thi công.

Đến thời điểm này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư – đơn vị chủ trì đã trình Thủ tướng, Phó thủ tướng. Sau khi có chỉ đạo, sẽ tiếp tục hoàn thiện trong thời gian sớm nhất. Văn bản hướng dẫn các bộ liên quan cũng đang gấp rút hoàn thành.

Liên quan đến vấn đề được dư luận hết sức quan tâm là nhóm nhiệm vụ giải pháp đầu tư công 113.000 tỷ đồng, Thứ trưởng Trần Quốc Phương phân tích, gói này được thực hiện tương tự kế hoạch đầu tư công, tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật.

Hiện nay, đã thực hiện xong bước đầu tiên là Thủ tướng Chính phủ thông báo với các bộ, ngành, địa phương liên quan danh mục Dự án với số tiền cụ thể để làm căn cứ phê duyệt chủ trương đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn hướng dẫn đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành các thủ tục phê duyệt các chủ trương đầu tư này trong thời gian sớm nhất để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp.

Bước thứ hai là tổng hợp danh mục các dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư trình Chính phủ xem xét, sau đó trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi phê duyệt. Đây là quy định theo Luật Đầu tư công, Nghị quyết 43 của Quốc hội. Thứ trưởng cho biết, tính toán cho thấy bước này sẽ thực hiện vào quý III.

Bước thứ ba là Thủ tướng sẽ giao cụ thể kế hoạch danh mục dự án, số vốn cho các bộ, ngành địa phương liên quan.

Trên cơ sở đó, bước bốn là các bộ, ngành, địa phương phải phê duyệt quyết định đầu tư các chương trình dự án trong chương trình phục hồi.

Sau khi phê duyệt kế hoạch đầu tư, có vốn mới có thể bắt đầu triển khai các hoạt động để giải ngân vốn như giải phóng mặt bằng, đấu thầu thi công…

“Đó là tiến độ cũng như các bước triển khai trong thời gian tới. Quy trình trong đầu tư công phải làm từng bước, không thể làm tắt được, nếu không sẽ vi phạm quy định pháp luật, hết sức cấm kỵ trong Luật Đầu tư công”, Thứ trưởng cho hay.

Ông Phương cũng đề nghị các nhà báo, các bộ, ngành theo dõi, giám sát chặt chẽ tiến độ chương trình và không nên quá sốt ruột.

Trình Thủ tướng duyệt Dự án nhà ga T2, sân bay Cát Bi trị giá 2.405 tỷ đồng 

Toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không quốc tế Cát Bi sẽ do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam huy động từ vốn chủ sở hữu.

Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa có Báo cáo số 3586/BC – BKHĐT gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không quốc tế Cát Bi – Hải Phòng.

Tại báo cáo này, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, trên cơ sở ý kiến thẩm định của các cơ quan phối hợp, hồ sơ Dự án giải trình, bổ sung của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – ACV, Dự án đã đủ điều kiện báo cáo Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Theo đó, Bộ Kế hoạch và đầu tư kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không quốc tế Cát Bi do ACV là nhà đầu tư.

Sau khi được đầu tư xây dựng, nhà ga hành khách T2 sẽ là nhà ga khai thác quốc nội và nhà ga T1 sẽ đóng vai trò là nhà ga khai thác quốc tế là chủ yếu của Cảng hàng không quốc tế Cát Bi.

Dự án bao gồm các hạng mục chính là Nhà ga T2 đáp ứng công suất khai thác 5 triệu hành khách/năm và các hạng mục phụ trợ xây dựng đồng bộ như: nhà kỹ thuật; đường tầng; nhà để xe; trạm xử lý nước thải; trạm thu phí; cổng hàng rào; đường giao thông tiếp cận; bãi đỗ xe ô tô; cảnh quan; hệ thống điện chiếu sáng trong và ngoài nhà ga; hệ thống cấp thoát nước nhà ga…

Dự án được triển khai trong vòng 18 tháng kể từ khi hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, công tác giao đất và bàn giao đầy đủ mặt bằng để thi công; thời hạn hoạt động của Dự án là 50 năm.

Bộ Kế hoạch và đầu tư kiến nghị Thủ tướng giao UBND TP. Hải Phòng chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các thủ tục giải phóng mặt bằng Dự án đáp ứng tiến độ triển khai; phối hợp với Bộ tài chính và chỉ đạo các đơn vị liên quan và hướng dẫn ACV thực hiện ưu đãi về thuế và các chính sách liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bộ GTVT có trách nhiệm phối hợp và hướng dẫn ACV trong việc rà soát, hoàn thiện hồ sơ Dự án trong bước lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án, bảo đảm phương thức bay an toàn, phát huy tối đa vai trò, hiệu quả đầu tư Dự án. Đồng thời tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành đối với Dự án trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư và quản lý khai thác, sử dụng Cảng hàng không Cát Bi theo quy định của pháp luật.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có trách nhiệm chỉ đạo ACV tiếp tục thực hiện đánh giá chi tiết hiệu quả tài chính tổng thể các cảng hàng không (trong đó có Cảng hàng không Cát Bi) được giao quản lý, khai thác bảo đảm hiệu quả đầu tư và nhiệm vụ được giao theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Cơ quan này cũng sẽ phải tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư Dự án theo quy định của pháp luật và báo cáo kịp thời về các sai phạm (nếu có) và thực hiện đầy đủ theo chức năng nhiệm vụ đối với quá trình thực hiện đầu tư Dự án.

Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và đầu tư kiến nghị Thủ tướng giao ACV chịu trách nhiệm về các thông tin, số liệu báo cáo tại hồ sơ Dự án, hiệu quả đầu tư Dự án, hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; tiếp thu các ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ý kiến các cơ quan liên quan tại Báo cáo thẩm định này…

Theo đề xuất của ACV, Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không quốc tế Cát Bi có tổng mức đầu tư 2.405 tỷ đồng, được đầu tư bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, không sử dụng vốn vay.

Qua xem xét Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2021, Hội đồng thẩm định liên ngành ghi nhận việc ACV có vốn chủ sở hữu là 37.653 tỷ đồng, nợ dài hạn là 13.639 tỷ đồng, trong đó đã đầu tư tài sản dài hạn là 17.412 tỷ đồng. Khả năng huy động vốn dài hạn để đầu tư Dự án tại thời điểm 31/12/2021 là 33.880 tỷ đồng.

Theo giải trình của ACV, dòng tiền tích luỹ trong giai đoạn 2021-2025 của đơn vị là khoảng 113.499 tỷ đồng (gồm số dư tiền mặt đang tích lũy là 33.619 tỷ đồng; dòng tiền tích lũy từ hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2021-2025 là 21.215 tỷ đồng; dòng tiền huy động từ vốn vay cho 3 dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Nhà ga hành khách T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Mở rộng Nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không quốc tế Nội Bài là 58.665 tỷ đồng).

Sau khi trừ cho các dự án đầu tư hạ tầng khác thuộc kế hoạch đầu tư giai đoạn 2021-2025 là 110.211 tỷ đồng (gồm Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế  Long Thành – giai đoạn 1; dự án Nhà ga hành khách T3 – Cảng hàng không quốc tế  Tân Sơn Nhất; Dự án mở rộng Cảng hàng không Điện Biên; Dự án Mở rộng nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Dự án Xây dựng Nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không Phú Bài …) dòng tiền còn lại là 3.288 tỷ đồng, lớn hơn tổng mức đầu tư của Dự án xây dựng nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không quốc tế  Cát Bi.

Do đó, Hội đồng đánh giá khả năng huy động nguồn vốn của ACV được bảo đảm. Hội đồng đề nghị ACV chịu trách nhiệm báo cáo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chấp thuận kế hoạch vốn của doanh nghiệp phục vụ Dự án trong giai đoạn 2021 2025 và chịu trách nhiệm sử dụng nguồn vốn đúng quy định pháp luật, bảo đảm bảo tính khả thi.

Chính thức trình Quốc hội 2 siêu dự án đường vành đai trị giá 161.191 tỷ đồng 

Sáng 6/6, theo Chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày sẽ Tờ trình về chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM – hai công trình hạ tầng giao thông đô thị lớn nhất từng được triển khai tại Việt Nam.

Tại Tờ trình số 211/TTr – CP, Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét, quy