Đầu tư 3.901 tỷ đồng phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam; Việt Phương đề xuất đầu tư 4.200 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp Nhân Cơ 2
Đấu thầu rộng rãi chọn nhà đầu tư Dự án thành phần PPP vành đai 4 Hà Nội
Theo thông tin của Baodautu.vn, Chính phủ vừa có tờ trình số 126/TTr – CP đề nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội.
Tại tờ trình số 126, Chính phủ đề xuất triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội có tổng chiều dài khoảng 112,8km (gồm 103,1km đường vành đai 4 và 9,7km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài – Hạ Long), trong đó đoạn qua TP.Hà Nội dài 58,2km; Hưng Yên dài 19,3km; Bắc Ninh dài 25,6km và tuyến nối 9,7km.
Dự án sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng theo quy mô mặt cắt ngang hoàn chỉnh với bề rộng nền đường 90-135m; đầu tư phân kỳ với quy mô phân kỳ 4 làn xe cao tốc hạn chế, tốc độ thiết kế 80km/h với bề rộng mặt cắt ngang là 17m (bề rộng cầu 17,5m); các yếu tố hình học được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc.
Trên tuyến bố trí 8 nút giao liên thông hoàn chỉnh giao cắt với đường hiện trạng và các lối ra vào đường cao tốc gồm: cao tốc Hà Nội – Lào Cai; trục Mê Linh, Đại lộ Thăng Long; quốc lộ 6; cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ; cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; quốc lộ 38; cao tốc Nội Bài – Hạ Long; hoàn thiện nút giao với đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang.
Để đảm bảo hiệu quả đầu tư, Chính phủ kiến nghị phương án trắc dọc đi cao khoảng 65% chiều dài Dự án. Một số đoạn tuyến (khoảng 39,13km, trong đó Hà Nội 10,53km; Hưng Yên 8,4km; Bắc Ninh 20,2km) có nhu cầu liên kết ngang thấp, không quy hoạch tập trung đô thị, công nghiệp có trắc dọc thiết kế đi thấp để phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn, bảo đảm hiệu quả đầu tư
Ngoài tuyến chính, Dự án còn đầu tư xây dựng phần đường song hành 2 bên qua đô thị, khu dân cư (bố trí không liên tục) quy mô mỗi bên có chiều rộng nền đường 12m.
Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ được đầu tư theo hình thức đầu tư công kết hợp đầu tư theo phương thức PPP.
Tổng diện tích đất chiếm dụng của Dự án khoảng 1.341ha (TP. Hà Nội 741ha; tỉnh Hưng Yên 274ha, tỉnh Bắc Ninh 326ha), trong đó: đất trồng lúa khoảng 816ha, đất nông nghiệp khác khoảng 258ha, đất dân cư khoảng 58ha, đất khác khoảng 200ha.
Dự án đường vành đai 4 – vùng Thủ đô Hà Nội được chia thành 7 dự án thành phần; tách riêng phần giải phóng mặt bằng và phần xây dựng đường song hành triển khai độc lập theo địa giới hành chính giữa các địa phương, thực hiện theo hình thức đầu tư công; riêng Dự án thành phần 3 (xây dựng chính tuyến cao tốc đầu tư theo phương thức PPP) gồm hệ thống đường cao tốc toàn tuyến và tuyến nối 9,7 km do UBND TP. Hà Nội là cơ quan có thẩm quyền.
Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án trong giai đoạn phân kỳ đầu tư (giai đoạn 1) khoảng 85.813 tỷ đồng, bao gồm: chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 19.590 tỷ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị 49.291 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác 5.915 tỷ đồng; chi phí dự phòng 8.787 tỷ đồng.
Trong cơ cấu nguồn vốn Dự án, vốn Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 là 50.189 tỷ đồng; vốn ngân sách giai đoạn 2026-2030 là 6.214 tỷ đồng; vốn Nhà đầu tư 27.180 tỷ đồng (chiếm 48% tổng mức đầu tư dự án thành phần PPP.
Tại tờ trình số 126, Chính phủ đề xuất chuẩn bị Dự án từ năm 2021 – 2023; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; triển khai từ năm 2002, cơ bản hoàn thành năm 2024; thi công xây dựng hệ thống đường đô thị, đường song hành: 2022-2026; Dự án thành phần 3 triển khai từ 2022-2025 (tiến độ giải ngân kéo dài sang giai đoạn sau 2025).
Chính phủ kiến nghị Quốc hội thông qua các cơ chế, chính sách đặc biệt áp dụng cho Dự án, trong đó có việc cho phép Chính phủ phát hành trái phiếu để cho các địa phương vay đáp ứng nhu cầu thực hiện, giải ngân cho các Dự án trong giai đoạn năm 2024-2025. Các địa phương chịu trách nhiệm cân đối nguồn thu của ngân sách địa phương để hoàn trả ngân sách trung ương trong giai đoạn 2026-2030, bao gồm cả nguồn thu từ khai thác quỹ đất hai bên đường dự án.
Bên cạnh đó,các dự án thành phần sẽ do các địa phương quyết định đầu tư, tổ chức thực hiện. Trình tự, thủ tục thực hiện các dự án thành phần tương tự dự án nhóm A theo quy định pháp luật về đầu tư công. Giao UBND TP. Hà Nội chịu trách nhiệm là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện Dự án bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ toàn Dự án. Riêng Dự án thành phần 3: đầu tư hệ thống đường cao tốc toàn tuyến và tuyến nối 9,7km đi trùng đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long, thực hiện theo phương thức PPP (loại hợp đồng BOT) sẽ do UBND TP. Hà Nội làm cơ quan có thẩm quyền được áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước để lựa chọn nhà đầu tư.
Đà Nẵng yêu cầu sớm hoàn thành 2 dự án trọng điểm
Phó chủ tịch thường trực HĐNDTP. Đà Nẵng, ông Lê Minh Trung vừa kiểm tra thực tế tình hình thi công Dự án Nhà máy nước Hòa Liên và Dự án Khu Công viên phần mềm số 2 (giai đoạn 1) theo Chương trình Giám sát năm 2022 của HĐND Thành phố. Đây là 2 dự án trọng điểm của TP. Đà Nẵng đang triển khai xây dựng.
Dự án Nhà máy nước Hòa Liên có tổng mức đầu tư hơn 1.170 tỷ đồng, khởi công vào tháng 3/2020.
Dự án bao gồm các hạng mục chính, như xây dựng đập tràn thu nước trên sông Cu Đê nhằm mục đích khai thác nước thô; xây dựng Trạm bơm nước thô; lắp đặt tuyến ống chuyển tài nước thô D1400 giai đoạn 1 hoạt động với công suất 120.000m3/ngày và có thể đáp ứng nhu cầu mở rộng trong giai đoạn 2 với công suất 240.000m3/ngày; xây dựng Nhà máy xử lý có công suất xử lý giai đoạn 1 là 120.000m3/ngày và quy hoạch mở rộng cho giai đoạn 2 với công suất 240.000m3/ngày.
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng, đến nay, hạng mục Trạm bơm nước thô và Tuyến ống nước thô đã hoàn thành. Hạng mục đập dâng đạt khoảng 99% khối lượng.
Trong khi đó, hạng mục Nhà máy xử lý đã hoàn thành và vận hành chạy thử liên động có tải 100% công suất trong vòng 72h, đạt kết quả tốt. Riêng phần đường bê tông bao quanh nhà máy đã hoàn thành 70%; phần còn lại (khoảng 140m) Ban Quản lý đang phối hợp cùng UBND huyện Hòa Vang để triển ngay sau khi có mặt bằng.
Với Dự án Khu công viên phần mềm số 2, theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, khu gồm 2 khối ICT1 và ICT2, được khởi công từ tháng 10/2020.
Khối ICT1 hoàn thành cơ bản gói thầu xây lắp vào 31/12/2021. Tuy nhiên, do gói thầu thiết bị chậm tiến độ nên hồ sơ thiết kế dự toán phần điều chỉnh bổ sung chưa được thẩm định phê duyệt, dẫn đến chưa đủ cơ sở bàn giao mặt bằng cho đơn vị sử dụng tiếp tục hoàn thiện.
Tiến độ 2 khối ICT1 và ICT2 cơ bản đáp ứng yêu cầu. Hạ tầng ngoài nhà đã hoàn thành bể nước, bể tự hoại, mương thoát nước giao thông quanh khối nhà ICT1. Lũy kế giá trị giải ngân Dự án từ khởi công đến ngày 13/4/2022 là 588,25 tỷ đồng, đạt 84% trên tổng mức vốn đã bố trí cho dự án (698,8 tỷ đồng).
Theo tiến độ hợp đồng, phần xây lắp khối ICT1 và ICT2 hoàn thành vào tháng 8/2022. Riêng phần thiết bị thang máy, máy phát điện… của 2 khối nhà vẫn chưa có chủ trương thực hiện.
Sau khi kiểm tra thực tế hai dự án, đối với Nhà máy nước Hòa Liên, ông Lê Minh Trung yêu cầu huyện Hòa Vang phối hợp với Ban Quản lý dự án giải quyết nhanh những vướng mắc trong công tác giải đền bù, nhất là khu vực tường rào nhà máy và dưới lòng hồ.
Đồng thời, đề nghị Ban Quản lý dự án phối hợp với Sở Xây dựng rà soát tất cả hồ sơ thủ tục cần thiết để nhà máy đi vào vận hành, trên cơ sở đó đề xuất thời điểm khánh thành nhà máy cụ thể, với nguyên tắc phải đảm bảo nhà máy có thể đi vào hoạt động ngay sau khi khánh thành.
Đối với dự án Khu công viên phần mềm số 2, Phó chủ tịch Thường trực HĐND TP.Đà Nẵng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ hoàn thành khối ICT1 để đưa vào vận hành.
Yêu cầu Sở Xây dựng Thành phố phối hợp, hỗ trợ Ban Quản lý dự án trong việc trình Bộ Xây dựng thẩm định thiết kế – dự toán phần điều chỉnh bổ sung theo Nghị quyết số 358/NQ-HĐND, để tổ chức lựa chọn nhà thầu, khởi công và hoàn thành gói thầu thiết bị theo tiến độ đề ra.
“Đối với khối ICT và ICT2, đề nghị Ban quản lý dự án phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan rà soát, nghiên cứu, đánh giá tính hiệu quả của việc tiếp tục đầu tư hai khối nhà này, đề xuất mức độ đầu tư phù hợp trong điều kiện ngân sách thành phố còn khó khăn, đảm bảo sử dụng hiệu quả nhất. Tránh trường hợp đầu tư xây dựng xong, thiếu thiết bị không thể đưa vào vận hành, dẫn đến việc xuống cấp của công trình”, ông Lê Minh Trung yêu cầu.
Phú Yên rà soát các giải pháp để đảm bảo tiến độ dự án cao tốc Bắc-Nam
UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu không để xảy ra việc cá nhân vì muốn trục lợi mà làm phức tạp và gây cản trở tiến độ triển khai cao tốc Bắc – Nam.
Đó là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đối với các sở ngành, địa phương tập trung song song các nội dung, nhiệm vụ nhằm thực hiện Dự án đúng tiến độ Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025 (dự án đường cao tốc Bắc – Nam) đoạn qua địa phận Phú Yên.
Chiều nay (22/4), Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế – Trưởng Ban chỉ đạo 319 cùng với đại diện các sở, ban ngành đã báo cáo tại sự kiện trực tuyến với Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì hội nghị trực tuyến Ban Chỉ đạo Chính phủ triển khai thực hiện dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông với các bộ, ngành, chủ đầu tư.
Đến nay, UBND tỉnh và các địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và Hội đồng giải phóng mặt bằng; hoàn thành thỏa thuận hướng tuyến và công trình trên tuyến với các Ban Quản lý dự án; tổ chức thẩm định và trình các bộ ngành liên quan về chủ trương chuyển đổi các diện tích đất để triển khai Dự án.
Về tiến độ thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đối với Dự án thành phần đoạn Quy Nhơn – Chí Thạnh, chủ đầu tư đã bàn giao cọc giải phóng mặt bằng đợt 1 được 4/42,1km (đạt 9,5%). Đối với Dự án thành phần đoạn Chí Thạnh – Vân Phong, chủ đầu tư đã bàn giao cọc giải phóng mặt bằng đợt 1 được 10/48,052km (đạt 20,8%) đoạn qua TP Tuy Hòa và huyện Phú Hòa.
Cụ thể, theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Yên, dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, giai đoạn 2021 – 2025, đoạn qua địa phận Phú Yên có tổng chiều dài khoảng 90,15km, với 2 dự án thành phần: đoạn Quy Nhơn – Chí Thạnh và đoạn Chí Thạnh – Vân Phong. Dự án đi qua địa bàn 6 huyện, thị xã, thành phố, gồm: Sông Cầu, Tuy An, Tuy Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa và Đông Hòa.
Trong giai đoạn 1, dự án được thiết kế nền đường 17m, với 4 làn xe. Đến giai đoạn hoàn chỉnh, dự án có thiết kế nền đường 32,25m, với 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120km/h; hướng tuyến đi song song và cách quốc lộ 1A khoảng 0,5 – 6,5km. Tổng mức đầu tư của dự án hơn 19.000 tỷ đồng.
Đến nay, UBND tỉnh Phú Yên và các địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và hội đồng giải phóng mặt bằng (GPMB); hoàn thành thỏa thuận hướng tuyến và công trình trên tuyến với Ban Quản lý Dự án 85 và Ban Quản lý Dự án 7; tổ chức thẩm định và trình các bộ, ngành liên quan về chủ trương chuyển đổi các diện tích đất để triển khai dự án.
Đó là Ban chỉ đạo 319 về việc triển khai dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, do ông Trần Hữu Thế, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên làm trưởng ban.
Đối với dự án thành phần đoạn Quy Nhơn – Chí Thạnh, chủ đầu tư đã bàn giao cọc GPMB đợt 1 được 4/42,1km (đạt 9,5%) và đợt 2 dự kiến trước ngày 30/4 với khoảng 11,6km, đoạn qua thị xã Sông Cầu.
Đối với dự án thành phần đoạn Chí Thạnh – Vân Phong, chủ đầu tư đã bàn giao cọc GPMB đợt 1 được 10/48,052km (đạt 20,8%) đoạn qua TP Tuy Hòa và huyện Phú Hòa. Dự kiến, đợt 2 sẽ tiếp tục bàn giao khoảng 20km qua 5 huyện, thị trong tỉnh vào ngày 28/4.
Tại cuộc làm việc với Ban chỉ đạo 319 về các công tác liên quan. Ông Trần Hữu Thế yêu cầu các sở ngành, địa phương tập trung song song các nội dung, nhiệm vụ nhằm thực hiện dự án đúng tiến độ. Trong đó, giao Sở Giao thông vận tải thường xuyên cập nhật tình hình triển khai dự án; tổng hợp các vấn đề vướng mắc phát sinh để đề xuất UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.
Sở Xây dựng rà soát, xác định vị trí, quy hoạch, quy mô đầu tư xây dựng các khu tái định cư; xác định các mỏ vật liệu, bãi thải đáp ứng yêu cầu phục vụ dự án. Sở Nông nghiệp – PTNT chủ trì tham mưu UBND tỉnh thành lập tổ công tác ban hành chính sách bồi thường đối với cây trồng bị ảnh hưởng bởi dự án.
Các huyện, thị, thành phố đã và chuẩn bị nhận bàn giao cọc, mốc GPMB cần chuẩn bị các bước xác minh nguồn gốc đất, thống kê số hộ dân bị ảnh hưởng và chuẩn bị các thủ tục bồi thường, GPMB.
Đồng thời, các địa phương cần quản lý chặt chẽ địa bàn, không để xảy ra tình trạng tổ chức, cá nhân vì muốn trục lợi mà làm phức tạp và gây cản trở cho quá trình triển khai dự án.
Bình đẳng trong đầu tư xây dựng dự án giao thông
Việc Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ký quyết định thành lập Ban soạn thảo Dự thảo Nghị định quy định chế độ thưởng, phạt đối với các chủ thể có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng Dự án giao thông trong Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế- xã hội và một số công trình, Dự án trọng điểm ngành giao thông – vận tải đang thu hút sự quan tâm lớn của các nhà thầu.
Đây là những nhà thầu hy vọng sẽ được tham gia các dự án hạ tầng giao thông có quy mô hàng trăm ngàn tỷ đồng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, với vị thế bình đẳng hơn trong thực hiện hợp đồng với các chủ đầu tư Nhà nước.
Trước đó, trong chuyến công tác xuyên Việt, xuyên Tết để kiểm tra và làm việc về tình hình triển khai các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông – vận tải, đích thân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng quy định chế độ thưởng, phạt đối với các chủ thể có liên quan đến triển khai đầu tư xây dựng dự án (trong đó có dự án đường cao tốc) theo quy trình rút gọn.
Yêu cầu mà người đứng đầu Chính phủ đặt ra khi xây dựng nghị định đặc biệt này là phải vừa khuyến khích sáng tạo và nâng cao tinh thần trách nhiệm, vừa phòng ngừa các vi phạm trong quá trình xây dựng, vận hành công trình, dự án.
Hiện có ít nhất 5 dự án đường cao tốc, với tổng mức đầu tư gần 200.000 tỷ đồng dự kiến nhận vốn từ Chương trình Phục hồi v