Số liệu của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc (KC) công bố hôm nay cho biết lượng hàng xuất khẩu của “xứ sở kim chi” trong 20 ngày đầu tháng 4 đã tăng 16,9% so với cùng thời điểm của năm 2021 nhờ nhu cầu ngày càng tăng đối với khoai tây chiên và các sản phẩm dầu mỏ

Số liệu của KC cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Hàn Quốc trong giai đoạn từ ngày 1-20/4 vừa qua đạt 36,3 tỷ USD, tăng nhẹ so với mức 31 tỷ USD của một năm trước. Trong khi đó, lượng hàng hóa nhập khẩu cũng ghi nhận tăng 25,5% lên 41,5 tỷ USD, dẫn đến thâm hụt thương mại là 5,2 tỷ USD trong thời gian được trích dẫn. Hàn Quốc vẫn là quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào nguồn năng lượng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Theo lĩnh vực, các lô hàng chip nhớ (một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hàn Quốc), tăng 22,9% so với cùng thời điểm của năm 2021. Chất bán dẫn hiện vẫn chiếm khoảng 20% lượng hàng xuất khẩu của Hàn Quốc. Bên cạnh đó, xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ tăng cao với 82% so với cùng kỳ năm 2021, một phần là do cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine (U-crai-na) đã đẩy giá dầu thô và các mặt hàng khác tăng lên. Nhập khẩu dầu thô tăng 82,6% và các sản phẩm dầu mỏ tăng 46,6%. Dầu thô Dubai, mức chuẩn của Hàn Quốc, đạt 105,56 USD/thùng vào ngày 20/4 vừa qua, tăng mạnh so với mức 77,12 USD/thùng vào cuối năm 2021. Giá dầu thô đạt mức cao nhất hàng năm là 127,86 USD/thùng vào ngày 9/3/2022.

Trong khi đó, xuất khẩu ô tô (vốn chiếm khoảng 7% xuất khẩu của Hàn Quốc) cũng ghi nhận giảm 1% so với cùng kỳ năm 2021 trong bối cảnh nguồn cung chip ô tô trên toàn cầu đang khan hiếm. Ngoài ra, các lô hàng thiết bị viễn thông cũng ghi nhận giảm 10,7%. Theo quốc gia, lượng hàng xuất khẩu của Hàn Quốc sang thị trường Trung Quốc tăng 1,8% và sang Mỹ tăng 29,1%. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) của Hàn Quốc cũng ghi nhận đà tăng trưởng hai chữ số 12 tháng liên tiếp kể từ tháng 4/2021. Kim ngạch nhập khẩu ICT của Hàn Quốc đạt 12,86 tỷ USD trong tháng 3/2022, cho thấy cán cân thương mại ICT thặng dư 10,4 tỷ USD.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu 4 mặt hàng chủ lực của Hàn Quốc đều tăng trên dưới 40%, gồm chip bán dẫn 37,9%, màn hình 45,3%, điện thoại di động tăng 36,9%, máy tính và thiết bị ngoại vi tăng 36,9%. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu chip bán dẫn đạt 13,2 tỷ USD, vượt ngưỡng 10 tỷ USD 11 tháng liên tiếp. Kim ngạch xuất khẩu màn hình đạt 2,45 tỷ USD, đà tăng 19 tháng liên tiếp do nhu cầu về màn hình đi-ốt phát quang hữu cơ (OLED) vẫn duy trì. Xuất khẩu điện thoại di động đạt 1,51 tỷ USD, quy mô xuất khẩu đảo chiều từ giảm sang tăng. Theo quốc gia, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng công nghệ thông tin và truyền thông sang thị trường Trung Quốc tăng 28,6%, tiếp theo là Việt Nam 48,9%, Mỹ 37,7%, Liên minh châu Âu 27,1% và Nhật Bản 14,2%.

Trong khi đó, Bộ Thương mại Hàn Quốc nhận định rằng nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á đang trên đà phục hồi nhờ xuất khẩu tăng mạnh. So với cùng thời điểm của năm 2021, xuất khẩu của Hàn Quốc ghi nhận mức tăng 18,2%, đạt mức cao nhất mọi thời đại hàng tháng do nhu cầu tăng nhanh đối với khoai tây chiên và các sản phẩm dầu mỏ. Tuy nhiên, chi phí năng lượng tăng cao đã đẩy nhập khẩu của Hàn Quốc lên mức cao kỷ lục trong tháng 3/2022 khiến nhập siêu 140 triệu USD.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã hạ triển vọng tăng trưởng năm 2022 của nền kinh tế Hàn Quốc xuống 2,5% (giảm 0,5% so với mức dự báo trước đó) đồng thời nâng dự báo lạm phát lên 4% (cao hơn 0,9% so với dự báo trước đó) do tác động ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Theo lý giải của IMF, xung đột Nga-Ukraine đã khiến tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng và lạm phát trở nên nghiêm trọng hơn, buộc nhiều nước phải thắt chặt chính sách tiền tệ và tài chính. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc phong tỏa một số thành phố do dịch COVID-19 tái bùng phát cũng khiến tăng trưởng kinh tế có khả năng còn trì trệ hơn nữa./.

theo https://ncov.vnanet.vn/